quản lý công nhân

Kinh nghiệm quản lý công nhân dành cho quản lý sản xuất và tổ trưởng.

 

Người lãnh đạo nói chung hay tổ trưởng nói riêng thì cách quản lý công nhân có rất quan trọng. Quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công ty. Một người lãnh đạo giỏi sẽ luôn tạo được lòng tin và sự quý trọng với công nhân của mình. Ai bắt đầu quản lý cũng luôn có sự hào hứng nhưng kèm theo đó là những khó khăn. Khi xưa tự mình làm việc của mình thì rất dễ nhưng giờ là phải có trách nhiệm với mọi người. Làm sao cho hài lòng bên trên bên dưới cũng phải cho vừa. Vị trí ở giữa không lúc nào là dễ chịu. Với những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bạn tìm được một hướng đi tốt, một cách làm đúng. Một quản lý, tổ trưởng giỏi.

Thế nào là một người quản lý, tổ trưởng có năng lực.

lợi ích web

Người quản lý công nhân cần gì: Một quản lý, tổ trưởng đúng chuẩn là người có tác phong gọn gàng, chuẩn mực. Gương mặt đủ nghiêm nghị nhưng không nhăn nhó, căng thẳng. Ăn nói rõ ràng, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Sẵn sàng cười chào, dù xã giao, với công nhân. Đối xử công bằng, công tư phân minh với cấp dưới, đồng thời khéo léo với cấp trên…những điều này tạo sự tôn trọng, tin tưởng và sự thoải mái nhất định trong tổ.​

Kỹ năng mềm và kinh nghiệm quản lý công nhân: đó là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, những kỹ năng bổ trợ cho công việc. Là người chịu trách nhiệm truyền đạt nhiệm vụ sản xuất, quy định, quy chế chung của cấp trên đến các công nhân trong tổ chỉ cần bạn nói thiếu ý hoặc không rõ ý thì hậu quả có thể sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, khi nội bộ xảy ra sự cố hay mâu thuẫn, cần bình tĩnh lắng nghe, nhìn nhận khách quan, không cảm tính; nắm bắt tình hình, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, giải quyết tận gốc, nhanh chóng đi vào sản xuất bình thường.

Kinh nghiệm quản lý công nhân thường được áp dụng.

quản lý công nhân

Nắm được chính xác số lượng công nhân trong mỗi bộ phận

Trong quá trình làm việc, số lượng công nhân của mỗi bộ phận có thể thay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉ việc. Do đó, các nhà quản lý, tổ trưởng cần phải nắm được chính xác số lượng công nhân làm việc trong từng bộ phận,. Tránh trường hợp phân công khối lượng công việc quá nhiều cho những tổ ít công nhân, còn những tổ nhiều công nhân thì lại ít việc.

Kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân

Đây là việc làm nhằm mục đích tránh được sự lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, tránh tổn thất hiệu quả của xí nghiệp, công trình. Các công nhân sẽ nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay làm việc vượt định mức để có được thu nhập tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Bố trí công nhân hợp lý, linh hoạt

Các quản lý, tổ trưởng sản xuất cần phải nắm rõ năng lực của toàn bộ công nhân mà mình quản lý để linh hoạt điều chuyển những công nhân ít kinh nghiệm, tay nghề chưa cao cùng làm việc với những công nhân thạo nghề hơn để có cơ hội được học hỏi thêm. Đặc biệt là với các nhà máy làm việc theo dây chuyền. Do đó việc sắp xếp, bố trí công nhân hợp lý là điều vô cùng quan trọng

Đặt mục tiêu cụ thể cho các tổ công nhân

Những chỉ tiêu đó chính là thước đo cho chất lượng công việc của mỗi công nhân, mỗi tổ, đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, sản phẩm đúng thời gian dự kiến, thúc đẩy tổng thể công trình, bộ máy doanh nghiệp, xí nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý

Để động viên tinh thần làm việc của nhân viên thì cần phải có những chính sách khen thưởng xứng đáng với những công nhân. Hoàn thành tốt công việc, đề xuất những ý tưởng hay,… Bên cạnh đó, những quy chế xử phạt với công nhân vi phạm cũng phải rõ ràng và cần thực hiện một cách khách quan để duy trì nề nếp hoạt động của nhà máy, xí nghiệp.

“Lạt mềm buộc chặt”

Vẫn biết quy định đặt ra cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhưng đôi lúc các quản lý cũng cần phải biết “lạt mềm buộc chặt. Quản lý quá khắt khe là một điều không tốt không phải là cách quản lý công nhân khôn khéo.

Sự đoàn kết, đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu chung sẽ khiến cho các mối quan hệ có sự liên kết bền chặt với nhau, tạo nên niềm tự hào doanh nghiệp.

Tạo cho công nhân niềm tự hào doanh nghiệp

Niềm tự hào doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc cho công nhân. Khi có được điều đó, công nhân sẽ làm việc với tinh thần vui vẻ, hăng say lao động, cảm thấy may mắn vì được làm việc ở môi trường này

Tổ chức các hoạt động xã hội

Các hoạt động xã hội cũng có thể trở thành một chất xúc tác làm gắn bó hơn mối liên kết giữa các công nhân với nhau. Một người quản lý giỏi cần phải nắm bắt hoặc tạo ra những cơ hội gia tăng sức mạnh tập thể để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trên bước đường phát triển.

Những việc mà một tổ trưởng quản lý giỏi nên làm và không nên làm.

việc cần làm

Những việc cần làm

Một người quản lý luôn được người lao động quý mến và kính trọng là khi

Thường xuyên đưa ra đánh giá một cách khách quan: Người lao động luôn mong muốn năng lực làm việc của mình được thừa nhận, nhất là sự khuyến khích.

Chỉ cho họ thấy những lỗi sai:  Người công nhân luôn muốn biết công việc của mình có tầm ảnh hưởng như thế nào, điều này khiến họ gắn bó hơn với công việc và cống hiến hết sức cho sự thành công của công ty.

Thúc đẩy sự cân bằng làm việc và sinh hoạt: Người công nhân có cuộc sống cân bằng sẽ có thái độ đúng đắn với công việc và tôn trọng ông chủ mình.Người quản lý luôn phải hiểu rằng ngoài công việc người công nhân còn có cuộc sống riêng tư nên không thể bắt ép họ làm việc quá tải.

Tạo điều kiện phát triển: Tạo cơ hội học tập và thăng tiến cho công nhân giúp họ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Cũng như hoàn thành tốt công việc được giao khiến họ hăng say với công việc hơn.

Giao trách nhiệm cho từng người: Khi được tự do trong công việc người công nhân sẽ quyết tâm làm việc hơn, sẵn sàng đề đạt ý kiến sao cho công việc được hoàn thành tốt.Để họ tự quản lý công việc của mình nhưng hướng dẫn khi cần thiết

Những việc nên tránh

Luôn tập trung vào lỗi: Việc quá chú trọng này khiến họ mất dần tự tin. Không còn mất hứng thú với công việc bởi dù có làm thế nào đi chăng nữa họ vẫn không thể làm cho ông chủ hài lòng.

Không khuyến khích công nhân: Khích lệ chính là yếu tố quan trọng mà muốn quản lý công nhân hiệu quả thì phải có. Ai được khen thưởng mà không cố gắng.

Luôn nhận thành công về mình:  Khi công việc trì trệ thì đổ lỗi cho hết người này đến người khác nhưng khi công việc suôn sẻ lại nhận hết công lao về mình. Điều này khiến cho nhứng người làm việc chăm chỉ thấy bất công và dần dần họ chán nản với công việc.

Quản lý quá khắt khe:  Mọi người thường có phản ứng không tốt đối với những quản lý quá khắt khe. Họ cảm thấy không được tự do, không được tin tưởng, Điều này dã tạo nên rào cản khiến họ chán nản và bỏ việc.

Không hướng dẫn công việc: Nếu không đưa ra chỉ dẫn. Người công nhân sẽ không biết phải làm gì và làm như thế nào? Vì thế không bao giờ đạt được hiệu quả cao.

Những kinh nghiệm quản lý công nhân mà một quản lý tổ trưởng giỏi “tuyệt đối” không được có.

chú ý

Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ

Trên đời này kiến thức là vô tận, cái bạn biết chỉ là hạt cát trên sa mạc. Bạn giỏi có người sẽ giỏi hơn bạn. Hãy luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những điều mới.

Cho mọi người thấy rằng ai là người lãnh đạo

Bạn không cần phải khoe khoang về việc mình đang làm sếp. Sếp thì ai làm không được quan trọng là có làm tốt hay không thôi.

Thay đổi mọi thứ

Đừng làm loạn mọi thứ. Nếu mọi việc chỉ đơn giản diễn ra không phải theo cách bạn muốn và thường làm thì không có nghĩa là nó sai. Hãy học cách phân biệt 2 từ “khác biệt” và “sai”.

Sợ hãi khi làm bất kì việc gì

Có thể bạn không tự tin rằng mình có thể làm được. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Những vị lãnh đạo cấp cao sẽ không bao giờ cho phép bạn ngồi vào chiếc ghế đó. Nếu họ không chắc rằng bạn đủ lớn để ngồi lên nó.

Không dành thời gian để tìm hiểu mọi người

Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ thích thú, làm thế nào để thúc đẩy họ. Điều gì làm họ sợ hãi và lo lắng. Cố gắng tìm và hiểu họ từng người. Vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ 1 cách hiệu quả. Hãy quan tâm và dành thời gian cho họ!

Không dành thời gian cho sếp

Vì sếp vừa mới thăng chức cho bạn. Chắc chắn là họ hiểu rằng bạn sẽ bận rộn thế nào và không cần dành thời gian cho họ. Đúng vậy không? Bạn nhầm rồi. Hãy dành 1 quỹ thời gian nhất định để gặp sếp. Vừa để thông báo tình hình vừa để nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn.

Không chú ý tới những vấn đề hoặc những nhân viên gây rối

Khi chuyện gì đó xảy ra, bạn phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất. Điều này không có nghĩa là bạn không thể yêu cầu thông tin hay sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng nó có nghĩa là bạn là người phải chú tâm tới chúng.

Giải quyết vấn đề không tình cảm

Việc bạn là 1 nhà quản lý không có nghĩa là bạn không có tình người. Rằng bạn không được cười, không được bộc lộ cảm xúc hay thỉnh thoảng mắc lỗi.

Không bảo vệ nhân viên của bạn

Những người trong nhóm của bạn sẽ gặp sức ép từ mọi phía. Đó là lúc bạn phải đấu tranh cho cấp dưới để được đối xử càng công bằng càng tốt. Họ sẽ đáp lại bạn bằng sự trung thành.

Không nhận trách nhiệm về bất cứ việc gì

Trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau. Cho dù bạn có thích hay không. Với cương vị là 1 nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm 100% về mọi thứ xảy ra. Bất kì điều gì mà ai đó trong bộ phận của bạn làm là tấm gương phản ánh của bạn. Bạn phải xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả để đảm bảo rằng mọi chuyện xảy ra sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm.

Quản lý công nhân dành cho quản lý, tổ trưởng sản xuất nằm ở 2 chử “ Tài” và “Tâm”. Bạn phải giỏi chuyên môn và bạn phải đặt cái Tâm mình vào công việc. Quản lý công việc thì đơn giản còn quản lý con người mới khó. Nhưng mà càng khó chứng tỏ bạn càng giỏi. Hi vọng mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió có những ý kiến hay xin để lại một bình luận cũng như vào đây để xem những bài viết mới của mình nha. Xin cảm ơn!!!!!

 

 

 

 

 

 

One thought on “Kinh nghiệm quản lý công nhân dành cho quản lý sản xuất và tổ trưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.