Contents
WordPress. Tất tần tật về WordPress cho người mới.
Bạn đang muốn tìm hiểu về WordPress và cách sử dụng nó phải không? Làm chủ được WordPress không hề khó. Cái khó là chúng ta không chịu tìm hiểu. WordPress là một mã nguồn mở hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao. Ngay cả khi bạn đọc những gì tại đây cũng được viết bằng WordPress. Nào chúng ta cùng bắt đầu. Lest go!!!!
Các thành phần WEBSITE
Trước khi tìm hiểu về WordPress chúng ta định nghĩa sơ bộ về một website cái nha. Còn bạn nào muốn tìm hiểu rõ về Website thì bấm đây nha. Vì WordPress không biết website là gì thì cũng như không.
Giao diện (Front-end): Là giao diện chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website.
Mã nguồn xử lý (Backend): Nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, link liên kết…. thì luôn có một chương trình xử lý chúng. Mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.
Cơ sở dữ liệu (Database): . Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,… Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu.
WordPress là gì?
WordPress là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Nó là một công cụ tạo trang web miễn phí, bạn chỉ cần cài lên host là đã có một website. Nó hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,… Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ làm được cá website nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng 1/4 website lớn sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ techcrunch.com, variety.com, www.angrybirds.com, https://time.com, www.mtv.com, http://newsroom.fb.com
Ngoài WordPress thì bạn còn có thể là web bằng các mã nguồn khác không? Đương nhiên có thể rất nhiều lựa chọn một số mã nguồn CMS như Joomla, Drupal, Opencart… Nhưng bài này chún ta tìm hiểu sâu về WordPress.
Cách cài đặt WordPress cho người mới
Bước 1: Đăng nhập vào nhà cung cấp tên miền và hosting => My Account => Web Hosting => Manage
Bước 2: Ở C-panel, bạn chọn WordPress Blog
Bước 3: Install This Application
Sau đó sẽ có những thông tin bạn cần điền vào như sau:
Domain: chọn tên domain đã chuẩn bị sẵn( không có chữ www phía trước).
Dicrectery: Bỏ trống (Sẽ điển nếu bạn làm ở mức nâng cao hơn)
Version: Chọn vesion được hệ thống đề nghị, có kèm Recommended ở phía sau
Language: Ngôn ngữ cho WordPress
Administrator Username: nhập tên đăng nhập
Administrator Password: nhập mật khẩu
Administrator Email: nhập địa chỉ email
Website Title: Tên website của bạn( có thể chỉnh sửa sau này).
Website Tagline: Giới thiệu ngắn về website (cũng có thể chỉnh sửa sau)
Những nội dung yêu cầu tick chọn, bạn có thể để mặc định
Bước 4: Nhấp cài đặt và chờ cho hệ thống tải xong
Bây giờ, hãy đăng nhập vào địa chỉ “tên domain/wp-admin” để khám phá giao diện trang admin của bạn. Và bạn đã có tên tuổi trên mạng rồi thông qua WordPress.
Theme và Plugin thành phần quan trọng của WordPress
Theme trong WordPress
Theme là giao diện của website được lập trình code có sẵn. Chúng ta có thể cài đặt theme có sẵn hay tải theme từ máy tính lên. Một số trang cung cấp tham khảo hoặc tải về các Theme như Elegantthemes.com Mythemeshop.com…. Các bản theme này có thể miễn phí hay trả phí. File tải về là file .zip. Này mình dung cho cách 2 nha.
Cách cài theme trên WordPress.
Cách 1: Cài theme có sẵn trên WordPress
Bước 1: Đăng nhập vào trang Admin Website thường có đường dẫn xyz.com/wp-admin
Bước 2: Ở cột bên trái chọn Appearance => Themes
Bước 3: Chọn Add New. Sẽ xuất hiện rất nhiều chủ đề của theme, bạn có thể chọn một chủ đề phù hợp và chọn Theme ưng ý
Bước 4: Chọn theme và nhấp Install
Bước 5: Đợi quá trình cài đặt kết thúc và nhấp Active để kích hoạt giao diện mới.
Cách 2: Cài theme bằng cách upload từ máy tính
Bước 1: Bạn cũng đăng nhập vào trang admin như ở trên đường dẫn xyz.com/wp-admin
Bước 2 Chọn Appearance => Theme => Add New
Bước 3: Chọn Upload Theme
Bước 4: Chọn theme bạn đã tải về => Nhấp Install
Bước 5: Nhấn Active để kích hoạt theme
Nếu các kho theme cũng không đáp ứng cho bạn một bộ theme ưng ý. Hãy thiết kế website của bạn một bộ theme độc đáo và độc nhất. Có thể dung code để thiết kế hay dùng các Plugin kéo thả. Còn plugin là gì? Đây có liền đây.
Plugin là gì trong WordPress
Plugin WordPress (dùng để tích hợp chức năng cho web, cũng đã được lập trình code sẵn) được các Designer và lập trình viên phát triển để cung cấp cho cộng đồng người sử dụng, những người cũng không biết lập trình. Plugin có tính phí hoặc miễn phí hoặc cả 2. Chúng ta cùng cài đặt nha.
Cài đăt plugin trong WordPress
Bước 1: Bạn cũng đăng nhập vào trang admin như ở trên đường dẫn xyz.com/wp-admin
Bước 2 Chọn Dashboard => Plugins => Add New
Bước 3: Tìm Plugins bằng tên trên ô tìm kiếm
Bước 4: Nhấn cài đặt để cài Plugin
Bước 5: Nhấn kích hoạt để chạy Plugin còn không để đó.
Các Plugin cần thiết cho một website
Plugin Yoast SEO: Một Plugins SEO của WordPress, hỗ trợ bạn seo tiêu đề và description của các thành phần trên website.
Contact Form 7: Plugin mở rộng chức năng form liên hệ cho website. Đơn giản nhưng linh hoạt.
Akisme: Cài Akisme website của bạn sẽ có chức năng chống Spam bình luận cực mạnh
Table of Contents Plus: Một plugin mạnh mẽ nhưng thân thiện với người dùng tự động tạo mục lục. Cũng có thể xuất ra một sơ đồ trang liệt kê tất cả các trang và danh mục.
Imagify: Giảm đáng kể kích thước tệp hình ảnh mà không làm giảm chất lượng, giúp trang web của bạn tải nhanh hơn, tăng cường SEO và tiết kiệm băng thông của bạn bằng cách sử dụng Imagify, công cụ tối ưu hóa hình ảnh tiên tiến nhất mới.
WP Super cache: có chức năng tạo bộ nhớ đệm giúp tăng tốc cho website
iTheme Security: Là Plugin bảo mật cực kỳ an toàn của WP
ReplyMe: khi có người bình luận sẽ có thông báo cho bạn
Google XML Sitemaps: Hỗ trợ bạn tạo sitemap cho website, rất quan trọng khi bạn muốn google đánh giá cao website của bạn.
Những điều cần biết về WordPress
Những hiểu biết sai lầm về WordPress
Lập trình viên không xài WordPress. Ai không biết code mới xài wordpress: lại một sai lầm nữa. website vẫn chất lượng mà tối ưu chi phí và nhiều yếu tố xoay quanh. WordPress là một bộ code tiện dụng giải quyết hết mọi yêu cầu về hiệu suất khi lập trình viên cần.
Website “cùi bắp” mới xài WordPress: Rất sai lầm nhé.Như ở trên có nói các website nỗi tiếng đều dùng nền tảng WordPress. Bạn có thể thấy nhiều người lập website WordPress với chi phí thấp nhưng rất chất lượng.
WordPress chạy chậm như ” Rùa bò ”: Sai nữa, lại sai tiếp. Website chạy chậm không phải do nền tảng WordPress mà là do nhiều yếu tố như :bộ nhớ đệm cho website, dung lượng hình ảnh, chọn Theme thích hợp, tối ưu nguồn dữ liệu web……
Những lợi ích khi dùng WordPress
Dễ sử dụng
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
Nhiều gói giao diện có sẵn
Nhiều plugin hỗ trợ
Có thể làm nhiều loại website
WordPress.com và WordPress.org là gì
WordPress.org: đây là trang chủ của WordPress. Đây là nơi bạn cài WordPress về, tự cài lên host tùy chỉnh, quản trị, là nơi để tải Plugin, theme (đa phần là miễn phí.
WordPress.com: là nơi cho bạn tạo luôn một web/ Blog, tức là bạn khỏi phải cài đặt luôn, chỉ cần đăng ký tài khoản là có luôn một cái web. Và bạn trả tiền để duy trì website đó.
Với những gì chia sẽ bên trên, mong là sẽ giúp ích chúng ta hiểu như thế nào là WordPress. Cách cài đặt, các thành phần, lợi ích hiểu lầm về WordPress. Mong nhận được sự chia sẽ đóng góp của mọi người để mình hoàn thiện hơn. Có thể vào đây để tìm hiểu các kiến thức về website. Thân!!!!!