hệ maugf trong thiết kế

Tư duy hệ màu trong thiết kế, phân loại và cách phối màu các hệ màu trong thiết kế Đồ Họa

Trong thiết kế Đồ Họa thì tư duy hệ màu trong thiết kế rất quan trọng. Nó quyết định 1 nữa chất lượng của sản phẩm. Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu về Tư duy hệ màu trong thiết kế. Phân loại và cách phối màu các hệ màu trong thiết kế Đồ Họa.  Định nghĩa và cách sử dụng chúng. Nào bắt đầu…. 

Định nghĩa các hệ màu và cách sử dụng hệ màu trong thiết kế đồ họa.

Hệ màu RGB

Nền đen. Hệ màu RGB là hệ màu phản xạ ánh sang. Khi cho 3 màu cùng tỉ lệ vào với nhau sẽ thu được màu trắng.

heej màu rgb

Nó bao gồm 3 màu:

R – Red Đỏ

 G – Green Xanh lá

 B – Blue Lam

Từ ba màu cơ bản này thay đổi tỉ lệ giữa các màu để tạo 

ra vô số màu sắc khác nhau. Và cách tổng hợp từ 3 màu RGB. Này gọi là màu cộng các màu sinh ra từ 3 màu này sẽ sáng hơn màu gốc.

Hệ màu trong thiết kế đồ họa RGB sử dụng nhiều trong hình 

CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế 

: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến,…hoặc hiển thị màn hình dung trong các màn hình thiết bị điện tử, điện thoại…

Hệ màu CMYK

Nền trắng. Hệ màu CMYK là hệ màu hấp thụ ánh sáng. Khi cho 3 màu cùng tỉ lệ vào với nhau sẽ thu được màu đen.

hệ màu cmyk

C – Cyan là màu lục lam

M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),

Y – Yellow là màu vàng

K – Keyline/Black là màu đen

Màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm + vàng sẽ cho màu đỏ. Cánh sen +xanh lơ cho màu xanh lam. Xanh lơ + vàng sinh ra màu xanh lá cây.

Hệ màu trong thiết kế đồ họa CMYK sử dụng nhiều trong in ấn, thiết kế banner,In thiệp cưới…..Hệ màu CMYK còn gị là hệ màu in ấn.

Hệ màu PANTONE

hệ màu pantone

Màu Pantone được mô tả bằng con số thay vì tên (ngoại trừ sử dụng trong thời trang). Ví dụ bạn sẽ nghe màu PANTONE 2985 C thay vì màu xanh da trời.

Màu Pantone là màu pha. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu Pantone là màu được nhà sản xuất pha sẵn. Màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn.

Hệ màu HSB ( Hue Saturation Brightness)

hệ màu hsb

Hue (dải màu): Hue trong HSB / HSL mã hóa của RGB. Là một trong những thuộc tính chính (gọi là các tham số xuất hiện màu sắc) của một màu sắc như màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím.

Saturation (độ bão hòa): Độ màu được đo bởi sắc thái cảm nhận về màu. Tăng giảm mức độ cảm nhận sắc thái về màu và sắc.

Brightness (sắc độ): Là mức độ sáng tối của màu sắc tức là pha thêm đen hoặc trắng.

Hệ màu  LAB COLOR

hệ màu lab color

Ở chế độ LAB, màu được thể hiện bằng tổ hợp 3 kênh:

 L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng Biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự

Kênh “a”: Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)

Kênh “b”: Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellow không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh.

Không có một thiết bị nào trong các hệ thống in ấn có khả năng phục chế được toàn bộ quang phổ màu mà mắt người nhìn thấy được. Mỗi thiết bị đều hoạt động trong một không gian màu hữu hạn nào đó. Mô hình CIE Lab có không gian màu cố định vì được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Mô hình Lab là độc lập đối với thiết bị. Các mô hình còn lại như: RGB, CMYK, HSB thì có thể có nhiều không gian màu khác nhau và phụ thuộc vào thiết bị.

Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số…); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau. Các hệ màu trong thiết kế cũng rất đa dạng.

Cách nhận biết màu và tính cách của màu như thế nào của hệ màu trong thiết kế đồ họa?

Cấp độ 1: Dùng 3 màu là: đỏ, vàng, lục lam để phối ra các sắc độ màu sắc khác nhau.

Cấp độ 2: Dùng màu này chồng lên màu kia để ra màu mới.  VD màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên màu lục lam ta sẽ có màu tím và nếu lấy màu vàng chống lên màu lục lam thì sẽ có màu xanh lá cây.

Việc lấy 2 màu chồng lên nhau để ra một màu khác gọi là màu chồng đơn.

Cấp độ 3: Từ 3 màu căn bản là đỏ, vàng, lục lam chúng ta phối ra màu da cam, xanh lá, tím và nếu chống các màu ở cấp độ 1 với các màu ở cấp độ 2 thì ta sẽ có các màu ở cấp độ 3 là: đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, xanh lơ, xanh tím và đỏ tím.

Màu trắng hay đen hoặc xám không có trong khái niệm hệ màu trong thiết kế đồ họa, mà thực ra màu trắng là chỉ sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu , màu xám và đen là sắc độ tăng tối đa của những màu trên.

Quy tắc phối màu các hệ màu trong thiết kế đồ họa.

Trong các cách phối màu các hệ màu trong thiết kế đồ họa chúng ta có 6 cách phối cơ bản. đó là những cách nào cùng tìm hiểu nha.

Quy tắc phối màu các hệ màu trong thiết kế đồ họa.

1.Phối màu hệ màu đơn sắc

Phối màu hệ màu đơn sắc

Nguyên tắc: chỉ sử dụng một màu chủ đạo hay đôi lúc bạn cũng có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu. Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị xao lãng quá nhiều vào các yếu tố khác và tập trung hoàn toàn vào các yếu tố quan trọng khác như nội dung.

Vì không quá cầu kì và phức tạp, nên kiểu phối màu đơn sắc nhìn rất dễ chịu với người nhìn. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đôi lúc có phần đơn điệu, bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong tác phẩm của mình khi sử dụng kiểu phối màu này.

2. Phối màu hệ màu tương đồng

Phối màu hệ màu tương đồng

Nguyên tắc :Màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu. Trước tiên  chọn ra cho mình một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải tương tác tốt với màu chính này. Sau đó, chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của sản phẩm. Màu thứ 3 thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng.

Phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc chúng rất êm dịu và vừa mắt.. Bởi vậy, khi sử dụng chúng, bạn có thể phân biệt các nội dung khác nhau trên sản phẩm dễ dàng hơn. Phối màu hệ màu trong thiết kế này không quá rối rắm và phức tạp.

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (tương phản)

Phối màu bổ túc trực tiếp (tương phản)

Nguyên tắc : Phối màu bổ túc sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những phối màu năng động và tràn đầy năng lượng. Cũng như phối màu tương đồng thường chọn cho mình một màu chủ đạo và sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Chúng ta không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, đây là điểm mạnh của phối màu này.

Phối màu bổ túc giúp bạn rất dễ để tạo điểm nhất cho các chi tiết quan trọng. Cũng chính vì sự đối lập giữa các màu, phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp nếu sản phẩm của bạn mang phong cách của  sự thư giãn và nhẹ nhàng.

4. Phối màu hệ màu bổ túc xen kẽ.

Phối màu hệ màu bổ túc xen kẽ

Nguyên tắc :Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó

Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Sản phẩm sẽ thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu.. Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế ri khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho sản phẩm của mình.

5. Phối màu bổ túc bộ ba.

Phối màu bổ túc bộ ba.

Nguyên tắc : Phối màu bổ túc bộ ba rất khó sử dụng khi các bạn muốn tạo điểm nhấn. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn. Và tạo nên một hình tam giác đều. Đây là cách phối màu an toàn nhất .

Phối màu này vì chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng. Sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng. Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau. Tạo nên một sự cân bằng cho phối màu hệ màu trong thết kế này nhưng bạn sẽ thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng.

6. Phối màu bổ túc bộ bốnPhối màu bổ túc bộ bốn

Nguyên tắc : Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và khác biệt đặc trưng của phối màu này. Mẹo để chọn màu cho phối màu này cũng khá cơ bản. Khi bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

Đây là cách phối màu hệ màu trong thiết kế phức tạp nhất trong sáu nguyên tắc phối màu cơ bản. Nhưng nếu bạn chịu bỏ công sức và thời gian để chọn lựa màu sắc kỹ càng. Sự hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế hiện nay.  vì thế bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình.

 

Với những gì biết được về các hệ màu trong thiết kế. Sẽ giúp ít trong việc lựa chọn và phối màu cho sản phẩn của mình. Qua bài viết trên thì chúng ta hiểu được cái gì cũng có lý do của nói. Ví dụ như logo của Google tại sau lại có dãi màu như thế mà không phải là dãi màu khác. Đó là do quy tắt phối màu trong thiết kế. Và còn nhiều kiến thức thú vị khác tại đây sẽ giúp chúng ta thật nhiều. Thân !!!!!

2 thoughts on “Tư duy hệ màu trong thiết kế, phân loại và cách phối màu các hệ màu trong thiết kế Đồ Họa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.