Tài Sản và Tiêu Sản. Tư duy người giàu và nghèo.
Khái niệm tài sản và tiêu sản lần đầu được Robert Kiyosaki nhắc tới trong cuốn sách nổi tiếng “Rich Dad, Poor Dad”. Được xuất bản lần đầu tiên vào gần 2 thập kỉ trước (2000). Nhưng khái niệm đó vẫn không ngừng được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay.
Contents
Tài Sản và Tiêu Sản là gì?
Tài sản: là những thứ sẽ tạo ra lợi nhuận cho bạn, làm cho thu nhập của bạn tăng lên. Ví dụ như các chứng khoán sinh lãi, các bất động sản cho thuê….
Tiêu sản: là những thứ chỉ làm tăng chi phí cho bạn. Ví dụ như các khoản vay nợ tín dụng để tiêu sài. Các thiết bị tiêu tốn năng lượng chỉ nhằm mục đích giải trí như xe hơi, điện thoại di động đắt tiền, túi hiệu, quần áo đắt tiền …..
Có những loại hàng hoá có khi là tài sản nhưng có khi lại là tiêu sản, ví dụ: vàng, cổ phiếu, bất động sản… Tiêu sản thì có sức hấp dẫn hơn tài sản rất nhiều nên chúng ta thường có tiền là mua tiêu sản trước.
Có một vấn đề cần nêu rõ là bất cứ người giàu, trung lưu hay nghèo đều sở hữu tiêu sản. Đây là những thứ cơ bản để phục vụ cuộc sống, cái quang trọng là chúng ta hiểu ra mình đang mua cái gì. Nếu bạn sở hữu tài sản nhiều hơn tiêu sản thì bạn đang trên con đường tốt và bạn sẽ càng ngày càng giàu.
Tư duy sở hữu tài sản và tiêu sản của “giàu” và “nghèo”
Robert Kiyosaki đã nói “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”. Vì vậy khi họ có tiền dưhọ sẽ
Người giàu mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.
Người trung lưu thường mua nhà để ở, mua xe để đi. Họ nói căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ, nhưng thật ra, nó lại là tiêu sản.
Người nghèo dùng tiền lương của họ thường để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, và họ thường còn dư rất ít tiền, không đủ để mua tài sản hay tiêu sản.
Mô hình vòng quay tiền mặt của các tầng lớp
MÔ HÌNH VÒNG QUAY TIỀN MẶT CỦA MỘT NGƯỜI NGHÈO HAY MỘT NGƯỜI TRẺ TUỔI
MÔ HÌNH VÒNG QUAY TIỀN MẶT CỦA MỘT NGƯỜI TRUNG LƯU
MÔ HÌNH VÒNG QUAY TIỀN MẶT CỦA MỘT NGƯỜI GIÀU CÓ
Biến tiêu sản thành tài sản
Rõ ràng rằng, tài sản và tiêu sản khác nhau ở chỗ là tài sản thì giúp ta kiếm tiền. Còn tiêu sản thì khiến ta mất tiền. Và để làm giàu thì chúng ta nên mua nhiều tài sản. Để xem xét một thứ là tài sản hay tiêu sản thì phụ thuộc vào việc ta dùng thứ đó như thế nào.
Vậy nên, vấn đề ở đây không còn là “Phân biệt tài sản và tiêu sản”, cũng không còn là “Hãy mua tài sản” nữa, mà vấn đề là làm thế nào để biến tiêu sản thành tài sản và biến một thứ bất kỳ thành tài sản, tức là Làm Thế Nào Để “Thứ Đó” Sinh Ra Tiền?
Ví dụ: Bạn có đủ tiền mua nhà. Nếu bạn mua nhà để ở thì theo thời gian. Bạn phải chi trả các khoản phí như tiền điện nước, tiền mua sắm đồ dùng trong nhà, tiền hao mòn các tài sản trong nhà,… và không có khoản thu nhập nào từ ngôi nhà ấy. Lúc này ngôi nhà là tiêu sản của bạn.
Nếu bạn mua nhà để cho thuê thì theo thời gian, số tiền thuê bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho bạn. Lúc này ngôi nhà là tài sản của bạn.
Tương tự như cổ phiếu, nếu giá cổ phiếu tăng bạn kiếm được lời thì cổ phiếu là tài sản của bạn. Nhưng nếu giá cổ phiếu sụt giảm thì bạn sẽ lỗ. Cổ phiếu lại là tiêu sản của bạn.
Túm gọn lại
Phần giá trị giúp ta có thêm các giá trị của cái khác được gọi là Tài Sản
Phần giá trị khiến ta mất đi các giá trị của cải khác được gọi là Tiêu Sản
Làm thế nào để trở nên giàu có hơn? Bằng cách trả lời câu hỏi này chúng ta dần dần nhận ra hai cực của vấn đề “giàu có hơn”, đó là “phần giá trị giúp ta có thêm các giá trị của cải khác” và “phần giá trị khiến cho ta mất đi các giá trị của cải khác”.
Chúng ta hay cân nhắc và tính toán hầu hết mọi việc trong đời sống như:
– Nên mua loại xe nào để tiết kiệm chi phí?
– Nên mua xe để chạy hay mua xe để cho thuê?
– Nên mua chiếc điện thoại mới hay đi mua cổ phiếu?
– Nên mua chiếc điện thoại nào để tốt và bền?
– Nên mua nhà để ở hay mua nhà để cho thuê?
– Nên “cái này” hay nên “cái kia” ?
Xem thêm:
Lãi kép Sức mạnh “không tưởng”. Kỳ quan thứ 8 của thế Giới.
Quỹ mở những “kiến thức vàng” không phải ai cũng biết.
Hay
thanks