bố cục trong thiết kế

Bố cục trong thiết kế. Kiến thức mà một Desiger nhất định phải biết.

 

Bố cục thiết kế là gi?

Bố cục trong thiết kế đồ họa được hiểu là việc sử dụng các mẫu, đồ họa hoặc không gian để tạo nên một bản thiết kế hoàn chỉnh. Đây được xem là công cụ cốt lõi  mà tuhocvachiase.com muốn giới thiệu đến. trong thiết kế không thể thiếu thiết kế các dạng sản phẩm khác nhau. . Nếu bản thiết kế không được xây dựng trên một bố cục hoàn chỉnh thìsẽ không ổn lắm .Bởi, thông qua việc xây dựng bố cục sẽ giúp cho văn bản, hình ảnh được sắp xếp một cách logic và khoa học.

Bố cục trong thiết kế sẽ được kết hợp cùng với công cụ dàn trang layout để tạo thành những khối thiết kế hoàn chỉnh. Nói túm lại, nó chính là cách sắp xếp nội dung của bạn. Dù bạn đang làm việc với văn bản, hình ảnh hay các yếu tố đồ họa. Nếu không có bố cục hợp lí, tác phẩm của bạn sẽ như một đống hỗn độn.

Nguyên tắc cơ bản của bố cục trong thiết kế

mockup

Bạn từng nghĩ bố cục trong thiết kế là rất phức tạp. May mắn là điều này dễ hơn bạn tưởng. Có 5 nguyên tắc cơ bản của bố cục trong thiết kế. Điều này sẽ giúp bạn thay đổi và màu sắc mắt nhìn với thiết kế. Hãy cùng tuhocvachiase.com ghi nhớ  ứng dụng trong các bản thiết kế của bạn nha

HIỆU ỨNG LÂN CẬN (PROXIMITY)

hình dạng logo

Hiệu ứng lân cận là sử dụng không gian thị giác để chỉ ra mối liên hệ giữa các phần nội dung. Thực tế, điều này khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo những phần liên quan được nhóm lại với nhau.

Những nhóm không liên quan đến nhau nên được tách ra để nhấn mạnh trực quan.

KHÔNG GIAN TRẮNG (WHITE SPACE)

blog

Không gian trắng (trống) là phần quan trọng trong mọi bố cục. White space không có nghĩa phải có màu trắng. Nó còn được gọi là ‘không gian âm’ là không gian giữa các phần nội dung, giữa các dòng hay thậm chí là phần ngoài lề.

Không gian trắng giúp chia tách rõ ràng các phần khác nhau, cho nội dung của bạn một khoảng để thở. Nếu thiết kế của bạn trông có vẻ lộn xộn và khó chịu. Có lẽ 1 chút không gian trắng chính là cái mà bạn cần. Nói túm lại là bố cục này tạo khoãng hở để ta tập trung hơn vào nội dung chính

CĂN CHỈNH (ALIGNMENT)

bố cục căng lề

Căn chỉnh là việc bạn vẫn làm suốt mà thậm chí không nhận ra. Bất cứ khi nào bạn gõ một đoạn văn bản hay viết mail, các dòng được căn tự động. Khi bạn tự căn chỉnh các đối tượng (hình ảnh hay text box), cần một số thủ thuật để làm đúng. Điều quan trọng nhất là sự nhất quán. Chính sự chú ý tiểu tiết này giúp bạn dễ dàng điều hướng bố cục trong thiết kế. Nếu không có sự căn chỉnh nhất quán, tác phẩm của bạn có thể sẽ trông thiếu tổ chức.

Có thể hữu ích khi tưởng tượng nội dung của bạn được sắp xếp trong một khung lưới, như minh họa dưới đây. Chú ý vào đường vô hình căn thẳng tâm của hình ảnh với chữ như thế nào? Mỗi nhóm được căn chỉnh với khoảng cách đều nhau và kích cỡ lề như nhau.

TƯƠNG PHẢN (CONTRAST)

bố cục tương phản

Sự tương phản nghĩa là một đối tượng trông khác với phần còn lại. Trong dàn trang và bố cục, sự tương phản có thể hữu ích .Như thu hút mắt người đọc, tạo điểm nhấn hay kêu gọi sự chú ý với những điều quan trọng.

Để tạo sự tương phản trong hình dưới đây, chúng tôi sử dụng màu sắc, nhiều kiểu chữ và các kích cỡ khác nhau cho đối tượng. Điều này làm cho thiết kế năng động hơn, do đó, truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn. Cũng giống như tương phản trong màu sắc thiết kế mà tuhocvachiase.com từng chia sẻ.

Xem thêm: Tư duy hệ màu trong thiết kế, phân loại và cách phối màu các hệ màu trong thiết kế Đồ Họa

PHÂN CẤP (HIERARCHY)

bố cục phân cấp

Làm nổi bật phần mà bạn muốn người đọc chú ý đầu tiên. Những mục cấp cao thường được viết to hơn, đậm hơn hoặc trông hút mắt hơn.

Sự tương phản khá gần gũi với sự phân cấp – một kĩ thuật thị giác giúp người xem điều hướng trên tác phẩm của bạn. Nói cách khác, nó cho biết nên bắt đầu đọc từ đâu đến đâu bằng cách dùng những cấp độ nhấn mạnh khác nhau.

SỰ LẶP LẠI (REPETITION)

Sự lặp lại gợi nhắc rằng mọi tác phẩm nên có cái nhìn và cảm nhận nhất quán. Có nghĩa là bạn cần củng cố bố cục trong thiết kế của mình bằng cách lặp lại những đối tượng chính.

Ví dụ nếu bạn có một bảng màu cụ thể, hãy tìm cách để sử dụng nó. Nếu bạn đã chọn được một kiểu tiêu đề đặc biệt, hãy luôn sử dụng nó trong suốt thiết kế.

Điều này không chỉ vì lí do thẩm mỹ, mà tính nhất quán sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ đọc hơn. Khi người xem biết mong chờ điều gì, họ sẽ thoải mái và tập trung hơn vào nội dung.

Phân loại và sử dụng bố cục trong thiết kế

Bố cục cân bằng

Bố cục cân bằng là loại bố cục thường gặp trong thiết kế đồ họa. Loại bố cục này tuhocvachiase.com luôn dùng. Sự cân bằng trong bố cục trong quá trình thiết kế tương tự như sự cân bằng trực quan vật lý. Thay vì việc tạo ra sự tương phản hoặc nhấn mạnh. Người ta tạo ra sự cân bằng cho các phần trong sản phẩm thiết kế. Có hai loại trong bố cục cân bằng:

Cân bằng đối xứng

Là tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng  được sắp xếp một cách đối xứng trong bản thiết kế. Bố cục cân bằng đối xứng tạo ra cảm giác ổn định, an toàn cho người xem. Đồng thời Bố cục thiết kế cân bằng tạo ra các điểm nhấn nằm ở chính tâm của sản phẩm thiết kế.

Cân bằng không đối xứng

Hai bên phần tử không bằng nhau, tất cả các yếu tố sắp đặt không có sự đối xứng với nhau. Cân bằng bất đối xứng được tạo ra từ việc sử dụng các yếu tố màu sắc, kích thước, số lượng, sắc độ…

Trong quá trình thiết kế có những loại bố cục tưởng chừng như rất phi lý, nhưng lại được chấp nhận. 1 trong số đó là cân bằng không đối xứng.

Bố cục tương phản

Là bố cục  sử dụng màu sắc và hình ảnh đối lập nhau trong cùng một bố cục thiết kế.  Loại bố cục tương phản tạo ra một ấn tượng mạnh, hấp dẫn người xem. Sự tương phản được tạo ta từ màu sắc, kiểu chữ, kích thước chữ…Logo tuhocvachiase.com là một ví dụ.

Bố cục tương phản là bố cục thường xuyên được xử dụng khi muốn thể hiện tương quan, trạng thái trước sau. Các mặt đối lập hoặc hồi tưởng. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy kiểu bố cục dạng tương phản trong các bộ phim, thiết kế chiến tranh, sự vô định….

Bố cục chuyển động

Là bố cục tạo cho người xem cảm giác sự vật đang trong trang thái chuyển động hoặc có độ nông sâu nhất định. Có thể tạo ra bố cục chuyển động bằng cách sắp xếp to nhỏ, sử dụng đường chéo…

Bố cục chuyển động là loại bố cụ đối xứng đặc biệt. Khi bạn muốn tạo ra sức hút, bối cảnh có chiều sâu, hoặc diễn tả không gian tốc độ. Lúc này bạn cần sử dụng bố cục chuyển động.

Bố cục nhấn mạnh

Bố cục nhấn mạnh hay còn gọi là bố cục tạo điểm nhất. Khi bạn cần tập trung sự chú ý của người đối diện từ cái nhìn đầu tiên vào 1 điểm, bạn cần sử dụng loại bố cục này. Thông thường người ta tạo ra điểm nhất bằng cách tạo ra sự khác biệt về hình ảnh, và màu sắc.

Bố cục đồng nhất

Sử dụng những đối tượng giống nhau về đường nét, màu sắc tương đồng. Phương pháp này là dùng chung một thuộc tính để tạo ra một tín hiệu nhận diện. Cũng cần phải lưu ý rằng bố cục đồng nhất tương đối khó để tạo ra.

Bố cục đồng nhất là loại bố cục có xu hướng mang tính thân thiện gần gũi và gợi nhớ. Việc sử dụng bố cục đồng nhất thường được áp dụng cho các bộ nhận diện thương hiệu. Người xem dễ dàng nhận ra tính nhất quán trong sản phẩm thiết kế về cả hình ảnh và màu sắc.

Bố cục dòng chảy thị giác

Sự kết nối về thị giác dựa trên hướng và màu, cấu trúc của hình điều hướng người dùng. Nó quyết định việc nhìn vào đâu trước, nhìn vào đâu sau dòng chảy từ trên xuống dưới. Nó thường được dùng trong poster phim.

Xem thêm: Nguyên lý về quy tắc thiết kế chữ. Giành cho người chưa biết gì.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta tìm hiểu về bố cục trong thiết Kế . Những vấn đề xoay quanh chủ đề này. Mong rằng với những gì tuhocvachiase.com vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp có nhiều kiến thức mới và bổ ích. Nếu bài viết đã giúp bạn được điều gì đó hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Thân!!!!

4 thoughts on “Bố cục trong thiết kế. Kiến thức mà một Desiger nhất định phải biết.

  1. Pingback: Thiết kế đồ họa một ngành "hot". | tuhocvachiase.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.