Contents
36 kế là gì?
36 kế hay Tam thập lục kế còn gọi là Tam thập lục sách. Là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại. 36 kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.
Ba mươi sáu kế đã được cho là của Tôn Tử thời Xuân Thu. Hoặc của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Nhưng cả hai đều không được các sử gia coi là tác giả đích thực của tác phẩm này. Quan điểm phổ biến cho rằng Ba mươi sáu kế có thể bắt nguồn từ cả lịch sử thành văn và truyền khẩu. Với các phiên bản khác nhau được biên soạn bởi các tác giả khác nhau trong suốt lịch sử Trung Quốc.
Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_m%C6%B0%C6%A1i_s%C3%A1u_k%E1%BA%BF
Chi tiết ba mươi sáu kế
36 kế hay Tam Thập Lục kế khá là đặc biệt. Mỗi chương 6 kế (6 chương: Thắng chiến kế, Địch chiến kế, Công chiến kế, Hỗn chiến kế, Tịnh chiến kế, Bại chiến kế). Mỗi kế đều dùng 4 từ để miêu tả. Riêng chương cuối cùng thì cả 6 kế đều chỉ có 3 từ.
Chương 1 Thắng chiến kế
Man thiên quá hải: Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốn
Vây Ngụy cứu Triệu: Tránh nơi địch mạnh nhất, đánh vào nơi hiểm yếu khiến địch phải rút về.
Tá đao sát nhân: Mượn dao giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù
Dĩ dật đãi lao: Lấy nhàn để đối phó với mỏi mệt
Sấn hỏa đả kiếp: Tranh thủ nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành động
Thanh Đông kích Tây: Dương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại
Chương 2 Địch chiến kế
Vô trung sinh hữu: Không có mà làm thành có
Ám độ Trần Thương: Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tới
Cách ngạn quan hỏa: Đứng cách bờ để xem lửa cháy, để yên cho kẻ địch tự rối loạn
Tiếu lý tàng đao: Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để kẻ địch biết
Lý đại đào cương: Mận chết thay đào, đưa người khác ra thế thân gánh vác tai họa cho mình
Thuận thủ khiên dương: Thuận tay bắt dê, phải tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay
Chương 3 Công chiến kế
Đả thảo kinh xà: Đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện
Tá thi hoàn hồn: Mượn xác trả hồn, mượn thân xác khác để đưa hồn về
Điệu hổ ly sơn: Lừa cho hổ ra khỏi núi, khiến kẻ địch ra khỏi nơi ẩn nấp để dễ bề tấn công
Dục cầm cố túng: Muốn bắt thì phải thả
Phao chuyên dẫn ngọc: Ném gạch đưa ngọc đến, đưa miếng nhỏ ra để dụ địch nhằm đạt cái lợi lớn hơn
Cầm tặc cầm vương: Bắt giặc bắt vua
Chương 4 Hỗn chiến kế
Phủ để trừu tân: Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua
Hỗn thủy mạc ngư: Đục nước bắt cá, lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đích
Kim thiền thoát xác: Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịp
Quan môn tróc tặc: Đóng cửa bắt giặc, dồn giặc vào thế bí không thể chạy thoát
Viễn giao cận công: Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực
Chương 5 Tịnh chiến kế
Giả đạo phạt Quắc: Mượn đường diệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mình
Thâu lương hoán trụ: Trộm xà thay cột, phá hủy cơ sở của địch
Chỉ tang mạ hòe: Chỉ cây dâu để mắng cây hòe. Còn có biến thể khác là chỉ chó mắng mèo. Tấn công gián tiếp kẻ địch thông qua một trung gian khác
Giả si bất điên: Giả ngu chứ không điên, làm cho quân địch coi thường mình mà không đề phòng
Thượng ốc trừu thê: Lên nhà rút thang, còn có biến thể khác là qua cầu rút ván (tức Quá giang trừu bản)
Thụ thượng khai hoa: Trên cây hoa nở
Phản khách vi chủ: Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để khiến địch không còn chỗ đứng
Chương 6 Bại chiến kế
Mỹ nhân kế: Dùng gái đẹp để làm rối loạn quân địch
Không thành kế: Trong hoàn cảnh thành không có quân lại bị quân địch uy hiếp. Thì phải dùng những hành động kì lạ. Trầm tĩnh khiến quân địch khiếp sợ tưởng có mai phục mà bỏ đi
Phản gián kế: Lợi dụng kế của địch để biến thành kế của mình
Khổ nhục kế: Tự làm mình khổ nhục để đánh lừa quân địch
Liên hoàn kế: Sử dụng nhiều kế liên tiếp, muốn chiến thắng phải biết móc nối nhiều kế với nhau
Tẩu vi thượng sách: Chạy, hoặc né tránh là tốt nhất. Nếu có thể tránh tranh chấp thì vẫn là tốt nhất, ứng với câu, “kẻ không chiến thì bất bại”.
Xem thêm:
Người giàu sẽ không mua những thứ này để chứng minh mình giàu.
Tại sao nghèo mặc dù lương bằng nhau.